Tìm hiểu về thú vui tao nhã và nghệ thuật chơi Tranh tứ quý

tháng 7 25, 2018 Add Comment

Tranh tứ quý từ xưa đến nay là loại tranh thường được các gia chủ chọn lựa để treo hoặc trang trí trong nhà bởi sự nhẹ nhàng, tinh tế và mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp như cầu sung túc, may mắn và cải thiện phong thủy cho ngôi nhà.

Bên cạnh đó, treo tranh tứ quý trong nhà còn thể hiện được cái thú vui tao nhã của gia chủ, giúp cho mối quan hệ của các thành viên trong gia đình luôn đầm ấm, vui tươi và hạnh phúc.

Vậy tranh tứ quý có từ bao giờ, có bao nhiêu biến thể và cách bài trí làm sao cho đúng quy luật? Hãy cùng thicongphudieu.com tìm hiểu ở bài viết sau đây nhé!

Tranh tứ quý là gì?

1. Giới thiệu về tranh tứ quý

Tranh tứ quý là những bức tranh nghệ thuật được chế tác thông qua các hình thức như: vẽ, đắp nổi, đúc hoặc chạm khắc,… theo chủ đề về phong cảnh và cảnh vật của bốn mùa: Xuân – Hạ – Thu – Đông.




Một bộ tranh hoàn chỉnh gồm 4 bức vẽ, mỗi bức vẽ được tượng trưng cho một mùa trong năm, tương ứng với một loài cây, loài hoa đại diện cho mùa đó.



Tứ quý từ ngày xưa đã được phổ biến và lưu truyền ở Việt Nam và một phần của Trung Quốc (ảnh hưởng bởi Nho giáo). Về sau, khi bộ tranh này đã được nâng lên thành một biểu tượng của nghệ thuật đương đại, tứ quý dần dần được mở rộng ra nhiều nền văn hoá khác như Nhật Bản, Triều Tiên, Hàn Quốc, và các khu vực Đông Bắc Á khác.

2. Bố cục của tranh tứ quý

Bố cục tạo nên một bộ tranh tứ quý đẹp phải có sự kết hợp hài hòa giữa loài hoa, loài cây tương ứng với một loài chim mới là đúng quy tắc, đúng luật.
  • Mùa xuân: có các loài hoa như hoa mai, hoa đào, hoa lan thì loài chim tương ứng là chim khổng tước (điển hình là hoa mai/chim điểu).
  • Mùa hạ: Cây trúc, hoa sen, hoa hồng, hoa lựu thì loài tương ứng chim công trống (điển hình là hoa hồng/chim công).
  • Mùa thu: Hoa cúc, hoa phù dung ứng với con gà ( điển hình là cúc/kê).
  • Mùa đông: Cây tùng (hay còn gọi là cây thông) loài cây đại diện cho mùa đông sẽ tương ứng với chim hạc (điển hình là tùng/hạc).



3. Chất liệu làm nên tranh tứ quý

Tranh tứ quý có thể được làm từ nhiều chất liệu khác nhau như:
  • Gỗ.
  • Xi măng. 
  • Thạch cao/ Composite
  • Đá hoặc đính đá.
  • Chỉ thêu, chỉ kim tuyến.
  • Gốm sứ bát tràng, đất sét, đất nung
  • Khảm trai.
  • Kim loại đồng, bạc, vàng
  • Và một số chất liệu khác


Hiện nay, tranh phù điêu tứ quý và tranh vẽ tường tứ quý là 2 loại đang được khách hàng ưu chuộng bởi độ bền của chất liệu (xi măng, thạch cao), khả năng tùy biến về kích thước phù hợp với kiến trúc cảnh quan trong các công trình kiến trúc như nhà ở, spa, quán cà phê hay khách sạn,…



4. Kích thước phổ biến

Đối với những bộ tranh tứ quý treo tường thì tùy thuộc vào khoảng không gian dùng để treo tranh mà kích thước cũng có sự thay đổi sao cho phù hợp với yêu cầu của gia chủ.
  • Ở không gian ngôi nhà rộng rãi, thoáng đãng thì nên chọn kích thước: 38x100cm; 40x120cm; 40x100cm; 43x92cm; 50x100cm; 53x120cm.
  • Các ngôi nhà có không gian vừa phải, không quá to hay quá nhỏ thì có thể chọn kích thước tranh là: 43x87cm; 30x90cm.
  • Những không gian nhỏ hơn thì kích thước nên chọn là: 35x70cm, 40x75cm.



Tranh tứ quý có mấy loại?

Để đáp ứng sở thích chơi tranh tứ quý ngày càng phong phú của các gia chủ, những người nghệ nhân cũng từng bước nâng cao tay nghề và sáng tạo ra nhiều bộ tác phẩm tranh tứ quý đẹp với nhiều loại và ý nghĩa khác nhau:

Tùng Cúc Trúc Mai 




Đào Lan Cúc Trúc




Mai Lan Cúc Trúc




Mai Sen Cúc Hồng




Bộ tranh Tứ quý Tùng Trúc Cúc Mai có ý ngĩa gì?


Tùng – Trúc – Cúc – Mai là bộ tranh phong thủy có nguồn gốc từ nền văn hóa Trung Quốc và là bộ tranh được sử dụng nhiều nhất.

Theo quan niệm của người Phương Đông, bộ tranh tứ quý này biểu hiện của sự đầy đủ, vững chắc, vĩnh cửu, hạnh phúc… như tứ phương, tứ trụ, tứ đức… Và mang nhiều ý nghĩa cho sự cầu mong may mắn, phú quý, sung túc và cả yếu tố phong thủy.



Tùng – Trúc – Cúc – Mai là những cây trồng có xuất xứ từ châu Á, trong đó Tùng – Trúc – Mai có đặc tính nổi trội là chịu lạnh tốt dù ở trong thời tiết giá lạnh sương tuyết. Đây có hàm ý là: Không chỉ tượng trưng cho đức hạnh của con người về tính nhẫn nại, tự cường, luôn trao dồi tài đức, không khất phục trước mọi nghịch cảnh.

Bộ tứ quý Mai – Lan – Cúc – Trúc cũng được sử dụng rất nhiều, đây được coi là biểu tượng của người quân tử “Tứ quân tử” (bốn người quân tử) và được gộp chung thành 1 cụm.


1. Tùng (loài cây đại diện cho mùa đông)


Ở Việt Nam, cây tùng còn có tên gọi khác là cây thông, cây bách nhưng Trung Quốc chỉ gọi là Tùng. Và được chia thành các loại như Tùng la hán, tùng mã vĩ (thông đuôi ngựa)…

Trong hệ sinh thái rừng, cây tùng là một loài cây thảo mộc thân gỗ có sức sống bền bỉ mãnh liệt, mọc trên núi cao, những nơi có vách đá, mỏm núi chênh vênh. Và sống trong môi trường tự nhiên vô cùng khắc nghiệt đất đai khô cằn, thiếu dinh dưỡng, thời tiết lạnh giá đầy sương gió, bão tuyết.



Người xưa xem cây tùng là đại diện cho trăm loài cây cối, mang ý nghĩa trường thọ, đại diện của khí tiết. Cây Tùng thường đi với hình tượng chim hạc (Tùng/hạc) – với ý nghĩa phong thủy là mang tới nhiều sức khỏe tài lộc, thịnh vượng, trường thọ, giữ tiền và giữ của cho gia chủ .

Cây Tùng còn được chọn làm hình tượng cho khí chất người quân tử bởi dù ở trong điều kiện thời tiết không thuận lợi thì nó vẫn hiên ngang đứng vững, lá xanh tươi tốt quanh năm. Tựa như người quân tử kiên cường bất khuất trước mọi khó khăn, tủi nhục.



Trồng cây tùng bên cạnh mộ người thân yêu để tưởng nhớ đến người đã khất mang cầu nối vô hình giữa người sống và người chết, đây là hình ảnh ký thác sự nhớ thương. Ngoài ra, cây Tùng còn tượng trưng cho danh tiếng và công đức của tổ tiên.

Theo quan niệm tâm linh của người xưa, Tùng được xem là cây linh thiêng có khả năng trừ tà, xua đuổi ma quỷ rất mạnh nên tùng mang lại sự bình yên, an lành cho con người.

2. Trúc (loài cây đại diện cho mùa Hạ)

Trúc là loài thực vật thân tre, chứ không phải là cây trúc ở Việt Nam. Cây tre trong tiếng Hán là Thích Trúc (tức là cây tre có gai). Cây trúc là 1 dạng thực vật cây thân rễ chùm, có khả năng chịu hạn tốt với bộ rễ khỏe, bám đất tốt, chịu được thời tiết xấu, gió bão mà cây không bị gãy dập. Thân có nhành nhỏ, mảnh mai nhưng rất dẻo dai, sức sống bền bỉ.



Cây trúc là nguyên liệu tự nhiên dùng làm vật liệu xây dựng, làm bút, làm giấy, dụng cụ, điêu khắc hội họa. Trong Hoa kinh cho rằng:

“Chịu qua sương tuyết mà chẳng tiêu điều,
suốt bốn mùa lúc nào cũng tươi xanh,
không dễ dàng bị uốn cong,
cả người thanh và người tục đều yêu quý”.

Người xưa bình luận rất đặc biệt đối với trúc, đưa hình tượng trúc vào văn chương. Trong ‘Trúc phổ” có ghi: trúc “bất nhu bất cương, phi thảo phi mộc” (không cứng cũng không mềm, không phải loại cây thân gỗ, hay dây leo).

Theo quan niệm văn hoá người xưa truyền lại: trúc được ví với quân tử, trong tranh tứ quý bộ ba tùng, trúc, mai thường được gộp chung là “tuế hàn tam hữu”.



Trong bộ Tứ Quý Tùng – Cúc – Trúc – Mai thì bức tranh “Trúc” tượng trưng cho sự uyên bác, trí tuệ, thông minh, vững chãi, không lùi bước trước mọi nghịch cảnh hay khó khăn gian khổ

Hình ảnh cây trúc trong phong thủy biểu tượng mạnh mẽ của sự trường thọ. Và là biểu tượng của khả năng phục hồi trên tất cả nghịch cảnh và các khả năng để chống lại những sóng gió của cuộc sống. Không chỉ vậy, cây trúc còn là biểu tượng của sự may mắn, giải tỏa điềm xấu, trừ tà, ma quỷ, mang lại điềm lành cho gia chủ.

3. Cúc (loài hoa tượng trưng cho mùa Thu)

Họ Cúc (tên khoa học là Asteraceae hay Compositae), còn gọi là họ Hướng dương, họ Cúc tây – là một họ thực vật có hoa hai lá mầm. Cúc là họ lớn nhất trong các loài thực vật thân cỏ có hoa với khoảng 25.000 loài. Hoa cúc phân bố rộng khắp thế giới, nhưng phổ biến nhất tại các khu vực ôn đới và miền núi nhiệt đới như Châu Á.

Tại Việt Nam, trong bộ tranh tứ quý hình ảnh loại hoa cúc thường sử dụng để đại diện cho mùa thu là Cúc đại đóa. Là loài hoa thể hiện sự uy nghi của đất trời, sự sum vầy ấm áp, trượng trưng cho niềm tin và hi vọng. Luôn toát lên khí chất hiên ngang, rực rỡ sắc vàng với hàm ý “Dù trong mọi nghịch cảnh hay giông bão vẫn hiên ngang vững bước vượt qua”.



Hoa cúc mang nhiều ý nghĩa về đạo giáo, nhân văn học được lưu truyền trong dân gian tại nhiều nền văn học ở các nước Đông Á, Đông Nam Á.

Hoa Cúc là một trong bốn loại hoa quyền quý trong văn hóa Trung Hoa, mang ý nghĩa biểu tượng cho sự trường tồn.

Còn tại Nhật Bản, hoa cúc là biểu tượng của đế vương, sự quyền quý cao sang và giàu có.

Hoa cúc trong nền văn hóa Việt Nam biểu tượng cho lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ và ước muốn sức sống dồi dào.



Hoa cúc cũng xuất hiện trong bộ tranh Tứ quý Mai, Trúc, Cúc, Tùng đại diện 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông. Xuất phát từ văn hóa Nho giáo, hoa cúc với đặc điểm “Diệp bất ly chi, hoa vô lạc địa” (lá không rời cành, hoa không rụng xuống đất) đã hàm ý tượng trưng cho khí tiết kiên trung của người quân tử.

Trong phong thủy nói chung, hoa cúc vàng là biểu tượng của sự sống, tăng thêm phúc lộc và niềm vui.

4. Mai (loài hoa đại diện cho mùa Xuân)

Ở Việt Nam loài hoa được biết đến mỗi khi xuân về là mai vàng của miền nam. Hoa mai là loài thực vật thân gỗ sinh trưởng trong môi trường có thời tiết nhiệt đới nóng ẩm.

Tuy nhiên, hoa mai trong bộ tranh tứ quý là loài cây hoa mai màu trắng (hoặc màu hồng) trồng trong nước Trung Quốc. Loại hoa này nở hoa và phát triển được trong thời tiết giá lạnh.



Dù trong môi trường sinh thái khắc nghiệt nhưng mai vẫn sinh trưởng, ủ mình dưới lớp tuyết dày của mùa đông. Khi xuân đến những chòi lá non, nụ hoa khoe sắc rực rỡ tượng trưng cho sự tinh khiết, sức sống mãnh liệt vượt qua mọi khó khăn gian truân để thành công.

Ý nghĩa hoa mai trong bộ tranh tứ quý chính sự sống mãnh liệt, một tâm hồn tinh khiết vượt qua mọi khó khăn, gian khổ.

Hoa mai tượng trưng cho sự phú quý, giàu sang, sự sang trọng, quý phái nhưng toát lên vẻ đẹp dịu dàng, thanh cao. Trong phong thủy còn biểu tượng cho sự cao thượng, vinh hiển cao sang tượng trưng cho vua thời phong kiến. Và đem lại cái may mắn, sức khỏe dồi dào làm ăn phát đạt, giàu sang tấn lộc tấn tài.

Tranh tứ quý hợp với tuổi gì?

Tranh tứ quý là bộ tranh rất dễ trang trí trong nhà, và không kỵ với tuổi nào cả. Chính vì vậy mà Quý khách có thể thoải mái lựa chọn tranh tứ quý để làm đẹp cho nội thất của mình. Tuy không kiêng kỵ tuổi nhưng lựa chọn hướng tranh cũng là lưu ý hàng đầu.
  • Quý khách có thể tham khảo hướng tranh phù hợp với tuổi và bản mệnh của gia chủ như sau (Nguồn: Tổng hợp):
  • Người tuổi Mão sinh năm: Quý Mão (1963,2023), Đinh Mão ( 1987, 1927), Kỷ Mão (1939,1999), Ất Mão (1975,2037), Tân Mão (1951,2011) với bức tranh phong thủy này bạn nên treo ở hướng Đông hoặc Tây Nam để tăng vận khí.
  • Người sinh năm: Giáp Ngọ (1954,2014), Nhâm Ngọ (1942,2002), Mậu Ngọ ( 1978, 2038), Canh Ngọ (1930,1990,2050), Bính Ngọ (1966,2022) nên treo ở hướng Bắc hoặc trong phòng làm việc.
  • Những người có tuổi thuộc mệnh Mộc: Nhâm Ngọ (1942,2002), Nhâm Tý (1972), Quý Mùi (1943,2003), Quý Sửu (1973), Canh Dần (1950,2010), Canh Thân (1980), Tân Dậu (1981), Tân Mão (1951,2011), Mậu Tuất (1958,2018), Mậu Thìn (1928, 1988), Kỷ Hợi (1959,2019), Kỷ Tỵ (1929,1989).
  • Những người có tuổi thuộc mệnh Hỏa: Giáp Tuất ( 1934, 1994), Đinh Dậu ( 1957, 2017), Bính Dần ( 1986, 1926), Ất Hợi ( 1935, 1995),Giáp Thìn (1964, 2024), Đinh Mão ( 1987, 1927), Mậu Tý (1948, 2008), Ất Tỵ (1965, 2025), Kỷ Sửu (1949, 2009), Mậu Ngọ ( 1978, 2038), Bính Thân ( 1956, 2016), Kỷ Mùi (1979, 2039).

Tranh tứ quý nên treo ở đâu?

Dân gian thường hay gọi  Tùng- Trúc – Cúc – Mai cho thuận miệng, và cũng có nhiều gia đình vì thói quen đó mà sắp xếp thứ tự treo bộ tranh tứ quý như vậy.
Điều này sẽ không đúng chuẩn phong thủy! Nên cách treo bộ tranh tứ quý hợp lý nhất là Mai – Trúc – Cúc – Tùng (ứng với Xuân – Hạ – Thu – Đông) theo chiều từ phải sang trái.
Nếu diện tích không đủ thì chia thành 2 tầng và treo chênh lệch theo thứ tự Mai – Trúc ở tầng 1, Cúc – Tùng ở tầng 2.
Vị trí treo tranh phải phù hợp với tầm mắt người nhìn khoảng 1m4 – 1m5 tính từ mặt đất lên. Ở độ cao này sẽ tạo cảm giác thỏa mái khi khách và chủ muốn xem tranh. Lưu ý, không nên treo tranh trên bàn thờ vì đây là vật phẩm mang ý nghĩa phong thủy, không nên thờ cúng.

Tranh tứ quý nên treo ở phòng khách, phòng làm việc, phòng đọc sách là tốt nhất. Do nó không chỉ mang ý nghĩa phong thuỷ là may mắn và tài lộc mà còn tượng trưng cho khí độ của người quân tử.

Treo tranh Tứ quý ở những nơi như phòng khách sẽ tạo cảm giác thoải mái và tin cậy cho khách nhân đối với gia chủ khi bước vào ngôi nhà.

Tùng – Cúc – Trúc – Mai thuộc tính mộc mà theo ngũ hành thì hướng nam thuộc hành hoả, mộc sinh hoả sẽ mang đến may mắn và tài lộc cho gia đình. Do đó, hướng treo tranh tốt nhất là hướng nam.

Quý khách có nhu cầu báo giá tranh Tứ Quý cho các công trình như: nhà ở, khách sạn, spa, khu du lịch,… Xin vui lòng liên hệ Phù điêu Toàn Đạt để được tư vấn và nhận được dịch vụ với giá tốt nhất. Xin cảm ơn!

Hotline liên hệ: 0903.510.668 – 01282.116.219

Choáng ngợp với nhà thờ tộc Phan giá 800 triệu đồng ở Xã Điện Hòa, Tỉnh ...

tháng 7 15, 2018 Add Comment




Video công trình thi công đắp vẽ #Nhà_thờ_tộc_Phan - Xã Điện Hòa - Tỉnh Quảng Nam.

- Nhà thờ tộc Phan được xây dựng lần đầu vào năm 1983, qua sự bào mòn của thời gian đã xuống cấp và bị hư hại nhiều.

- Qua khảo sát thực tế và tư vấn kỹ càng của #Phù_điêu_Toàn_Đạt, cùng với sự nhất trí của các vị chức sắc họ Phan. Chúng tôi đã xây mới hoàn toàn công trình nhà thờ này, với tổng chi phí 800 triệu đồng cho tất cả các hạng mục.

- Công trình đạt được 75% tiến độ và rất được các vị cao niên chức sắc của tộc đánh giá cao và tín nhiệm năng lực của chúng tôi.

- Quý vị có nhu cầu tham quan công trình này, xin vui lòng liên hệ theo thông tin phía dưới đây. Xin cảm ơn!

-------------ღღღ--------------

Phù Điêu TOÀN ĐẠT là đơn vị chuyên:

- Thiết kế, thi công đắp vẽ phù điêu, tranh tường.

- Tư vấn, xây dựng các công trình tâm linh, trùng tu cải tạo phong thủy nhà ở, đền miếu, chùa chiền.

- Xây dựng tiểu cảnh nhà hàng, spa, công viên, công trình Phật giáo,...

-------------ღღღ--------------

Mọi thông tin xin liên hệ:

PHÙ ĐIÊU TOÀN ĐẠT

Địa chỉ: Thôn Tây – Điện Thọ - Điện Bàn – Quảng Nam.

Số điện thoại: 0903.510.668 - 01282.116.219

Email: phudieutoandat@gmail.com

Website: https://thicongphudieu.com/

-------------ღღღ--------------

Subscribe: http://bit.ly/phudieutoandat

Facebook: https://www.facebook.com/thicongphudi...

G+: https://plus.google.com/1118582367763...

Pinterest: https://www.pinterest.com/phudieutoan...

Tumblr: https://phudieutoandat.tumblr.com/

Tản mạn về thú chơi Hòn non bộ từ thời xưa đến nay

tháng 7 11, 2018 Add Comment
Từ lâu kiểu trang trí  Hòn non bộ đã có mặt trong các thiết kế kiến trúc cảnh quan và góp phần tô điểm thêm không viên sân vườn của các ngôi nhà, sân đình, sân chùa. Thế nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về lịch sử hòn non bộ có từ bao giờ? Các quốc gia trên thế giới có những phong cách thiết kế hòn non bộ ra sao, và có khác gì với thú chơi non bộ ở Việt Nam?  Phù Điêu TOÀN ĐẠT sẽ giới thiệu đến các bạn trong bài viết này.



Hòn non bộ là gì?
Hòn non bộ là nghệ thuật tạo cảnh quan thu nhỏ được các nghệ nhân mô phỏng theo phong cảnh ngoài thiên nhiên như  quần đảo, núi, thác nước… Bằng cách xây dựng, sắp xếp, thu nhỏ, đưa những ngọn núi to lớn ngoài tự nhiên vào trong các vườn cảnh (giả sơn) để phục vụ mục đích thưởng ngoạn trong cuộc sống.
Chăm chút, thiết kế cho mình một không gian có hòn non bộ đẹp là một thú chơi của không chỉ của người Việt mà còn là của nhiều nước trên thế giới. Trong nghệ thuật vườn cảnh Á Đông, người Nhật Bản có bonkei, người Trung Hoa có penjing.
Cả hai là “bồn cảnh” (chữ Nho: 盆景) cũng tương tự như cách chơi Non bộ ở Việt Nam nhưng riêng người Việt phát triển lối kết hợp chặt chẽ thành phần núi (Thổ) và nước (Thủy) xen kẽ, còn người Nhật và Trung Hoa lại chú trọng đến yếu tố cây xanh hơn.
Giải nghĩa cụm từ Hòn Non BộHòn có nghĩa là ĐảoNon có nghĩa là Núi, và Bộ là sự kết hợp giữa nước, dãy núi và rừng, hoặc nó cũng có nghĩa là “mô phỏng lại phong cảnh thu nhỏ “.
Hòn non bộ có thể được thiết kế với nhiều kiểu quy mô, từ khá lớn và phức tạp đến quy mô nhỏ và đơn giản.
  • Ở những ngôi nhà, khách sạn, quán cà phê hoặc Spa có không gian rộng rãi,… thì Hòn non bộ quy mô lớn thường được sử dụng để làm đẹp thêm lối vào hoặc tạo cảnh quang để trang trí hòn non bộ trước nhà.
  • Đối với những nhà có không gian nhỏ hẹp hơn, gia chủ muốn trang trí cũng không khó bởi nghệ nhân có thể sử dụng những tảng đá, loài cây nhỏ hơn,… để chế tác. Và người ta thường gọi đây là hòn non bộ mini trong nhà. Loại này cũng có thể được trang trí thêm thác nước bằng cách gắn moto bơm nước tuần hoàn. Nhà nào có non bộ kiểu này sẽ rất đẹp và ấn tượng.
  • Còn đối với những người yêu thích sự nhỏ nhắn thì cũng có dạng hòn non bộ mini để bàn. Loại này thường để trên bàn làm việc của những người làm công việc văn phòng, hoặc để trên bàn tiếp khách trong nhà,…

Lịch sử về sự ra đời và phát triển của hòn non bộ

Nghệ thuật cảnh quan thu nhỏ lần đầu tiên được ghi lại sau sự độc lập của Việt Nam vào năm 939. Với phiên bản Hòn non bộ (Toàn cảnh Quần Đảo – Núi Non) được thiết kế để có thể nhìn từ mọi phía. Hòn non bộ còn được gọi là tiểu cảnh – tức cảnh quan nghệ thuật thu nhỏ (tiểu cảnh mini)
Người có điều kiện hoặc người không có nhiều kinh phí cũng có thể tự sáng tạo hòn non bộ cho mình, tùy theo quy mô, nguyên vật liệu,… với cách sắp xếp đá và cây đặt vào giữa bồn hoặc bể nước. Ban đầu hòn non bộ được chạm khắc từ đá, sau đó chúng được tạo thành từ vữa đến bây giờ là từ bê tông xi măng.
Các công trình trang trí của hoàng gia trên thế giới như cung điện, vườn địa đàng, vườn thượng uyển,…có các hòn non bộ đẹp nhất có chiều cao lên đến 6 m hoặc 7.5 m (trọng tâm là những ngọn núi, luôn lớn hơn so với cây cối làm bối cảnh).
Theo lịch sử Việt Nam còn ghi nhận lại thì non bộ thường được xây dựng trong các công trình của vua, quan như các công trình lăng tẩm, vườn thượng uyển,… và hầu hết vẫn còn bền vững qua thời gian.
Sách chữ Nho Phương danh bị khảo có nhắc đến trong dân gian cũng chơi “bồn trì” và “giả sơn” tức là “bể cạn” và “non bộ”. Rất có thể cái thú vương giả này đã từ trong cung đình truyền ra nhân dân rồi ngày càng phổ biến. (Theo Wiki – Hòn non bộ) 
Nói về lịch sử lâu đời thì vào giữa các năm 968, năm 1005 các công trình đền thờ  được dựng lên để ghi nhớ những công lao của các vị vua cai trị cũng có các không gian tiểu cảnh – non bộ, những dấu tích ấy may mắn vẫn còn được lưu giữ đến ngày nay.
  • Từ năm 1225 đến năm 1400, triều đại nhà Trần cai  quản đất nước Việt Nam và đẩy lui các lực lượng Mông Cổ xâm lược của triều đại nhà Nguyên vào năm 1258, 1285 và 1288. Hầu hết các cung điện tráng lệ đã bị phá hủy trong quá trình này. Sau đó chúng được xây dựng lại, sử dụng lao động từ tù binh của quân địch để hoàn thành các công trình này.
  • Năm 1406, nhà vua triều đại nhà Minh – Trung Quốc ra lệnh cho quân đội xâm lược Việt Nam. Tịch thu mọi thứ liên quan đến văn hóa chẳng hạn như sách, đồ nghệ thuật, tranh, gốm,… và đưa họ trở về Trung Quốc.
  • Năm 1407, vua cai trị Việt Nam tạm thời bị bắt bởi những kẻ xâm lược. Chúng tàn sát, rồi phá hủy tất cả các tác phẩm nghệ thuật và kiến ​​trúc  – bao gồm các tác phẩm hòn non bộ nổi tiếng ở các công trình lăng, tẩm,…
  • Sau đó, nhà Lê (1428-1788) xây dựng lại nhiều cung điện bị tàn phá, trong đó trang trí cảnh quan bằng non bộ, tiểu cảnh được ưu tiên trùng tu và xây mới lại.
Tiểu cảnh mini và cảnh quan thu nhỏ được thực hiện trong suốt giai đoạn này sử dụng cây Cycas revoluta (sago palms) – tức cây Vạn Tuế để tỏ lòng ghi nhớ và kính trọng ngày sinh nhật của các vị vua, chúa tể và những người cao tuổi.

Hòn Non Bộ , cũng như các loại cây và đá nhỏ, được đề cập trong Bộ Ngọ Tân Thành, một cuốn sách ngàn trang của Nguyễn Du (1766–1820). Trong thời nhà Nguyễn (1802–1945), nghệ thuật của những cây thu nhỏ không có nhiều cảnh quan, cây kiểng phát triển mạnh.

Thiết kế tiểu cảnh hòn non bộ

  • Trong các thiết kế trang trí nội ngoại thất thì non bộ là loại hình được sử dụng nhiều nhất.  Các công trình sử dụng non bộ để trang trí thì chính giữa hoặc ngoài mặt tiền sẽ có khoảng không gian đặt những cụm núi giả đặt giữa một bồn nước nhỏ.
  • Kích thước bồn nước nhỏ thì chỉ từ 15–20 cm, còn lớn thì đến 2–3 m đặt trong các vườn nhà, nhưng cũng có khi xây lớn 8–9 m tại những công trình tâm linh như đền, chùa,… hoặc công trình nhà ở, kinh doanh như spa, khách sạn, quán cà phê.
  • Đối với những bể nhỏ thường thì sẽ không thả cá mà có thể để trưng trong nhà. Nhưng những loại bể lớn xây ngoài vườn thì có thể nuôi cá kiểng, thả bèo. Tầm sâu của hồ nước không mấy quan trọng nhưng khoảng cách mặt nước phẳng lặng là điểm thiết yếu (hòn non bộ thả cá).
  • Đá dùng đắp non bộ phù hợp nhất là những loại đá xốp dễ hút nước từ trong bồn lên để nuôi cây như đá san hô. Đá cứng như đá vôi thì cần có khe nứt, kẽ gân để làm mạch nước.
  • Người Nhật và Hoa thích những loại đá hình thù kỳ dị trong khi đó tiêu chuẩn của người Việt khi đắp hòn non bộ là đá phải có dạng giống ngọn núi hay hải đảo, có thực tính hơn.
  • Núi đắp thì thường có số lẻ như 1, 3, 5… ngọn chứ không đắp số chẵn 2,4,6… ngọn bao giờ, đó là vì theo quan niệm thì những gì lẻ vẫn tự nhiên hơn. Trong nghệ thuật hòn non bộ, cái trọng tâm là hồn của đá, cây xanh chỉ được sắp xếp tô điểm thêm nét tự nhiên cho núi giả chứ không phải trọng tâm của tiểu cảnh nên thế cây không phải quá nghiêm ngặt như phép chơi bonsai của Nhật.
  • Tuy nhiên vẫn phải theo tỉ lệ, cây không thể cao to hơn núi… bởi mục đích của nghệ thuật non bộ đẹp là thu hút người xem tổng thể hài hoà: ngọn núi cao, mặt nước lặng; cây xanh và những vật trang trí trên ngọn núi, nét gần xa…
  • Nghệ thuật xây dựng non bộ tuy có những nguyên tắc, quy luật rất chặt chẽ, khắt khe như chủ, khách, xa gần, chẵn lẻ, cao thấp… nhưng hiện tại cách chơi đã phóng khoáng hơn.

Hòn non bộ trong kiến trúc

  • Hòn non bộ có một địa vị quan trọng trong cách bài kế sân vườn và kiến trúc cổ Việt Nam. Ta có thể thấy các nhà cổ dân gian thường có thú chơi hòn non bộ ở sân trước làm cảnh đón khách.

  • Hòn non bộ được dùng như tấm bình phong chấn yểm tà và tô điểm thêm cho cảnh quan một cảm giác thoát tục trong sân chùa, sân đền. Chùa Trấn Quốc, Đền Quan Thánh, Đền Ngọc Sơn và Văn miếu ở Hà Nội đều có hòn non bộ ngoài sân. Thái Bình Lâu trong Tử Cấm Thành Huế nơi vua nhà Nguyễn ra đọc sách cũng có hòn non bộ lớn.
Trên đây là tản mạn về lịch sử hình thành của thú chơi tiểu cảnh – hòn non bộ. Hy vọng rằng qua những kiến thức mà Phù điêu Toàn Đạt gửi trên đây đã góp phần mở rộng thêm cho các bạn yêu thích hình thức này những góc nhìn rộng mở và biết thêm nhiều điều bổ ích. Quý khách có nhu cầu tìm hiểu dịch vụ làm hòn non bộ tại Đà Nẵng/ Quảng Nam, xin vui lòng liên hệ hotline: Tel: 0903.510.668 – 01282.116.219

Thi công tranh phù điêu phong cảnh Đà Nẵng | Phù Điêu Toàn Đạt

tháng 7 02, 2018 Add Comment




#Tranh_phù_điêu_phong_cảnh là một hình thức trang trí dù không mới nhưng nó vẫn được rất nhiều gia chủ ưa chuộng bởi sự gần gũi và khả năng tạo điểm nhấn đặc biệt cho ngôi nhà.

- Tranh phù điêu phong cảnh có thể lấy ý tưởng từ những loài cây có tác dụng đặc biệt trong phong thủy như: Mai, Lan, Cúc, Trúc (hoặc tùng) trong bộ Tứ Quý. Hoặc cũng có thể là khung cảnh làng quê Việt Nam mộc mạc nhưng đong đầy ý nghĩa nguồn cội,...
- Những ngôi nhà có tranh phù điêu phong cảnh tất nhiên sẽ có điểm nhấn đặc trưng, truyền cảm hứng và cải thiện khí vượng cho gia chủ. 
-------------ღღღ--------------
Phù Điêu TOÀN ĐẠT là đơn vị chuyên: 
- Thiết kế, thi công đắp vẽ phù điêu, tranh tường. 
- Tư vấn, xây dựng các công trình tâm linh, trùng tu cải tạo phong thủy nhà ở, đền miếu, chùa chiền.
- Xây dựng tiểu cảnh nhà hàng, spa, công viên, công trình Phật giáo,...
-------------ღღღ--------------
Mọi thông tin xin liên hệ:
PHÙ ĐIÊU TOÀN ĐẠT
Địa chỉ: Thôn Tây – Điện Thọ - Điện Bàn – Quảng Nam.
Số điện thoại: 0903.510.668 - 01282.116.219
Email: phudieutoandat@gmail.com
-------------ღღღ--------------

Thi công tiểu cảnh hồ cá tại Đà Nẵng | Phù điêu Toàn Đạt

tháng 7 02, 2018 Add Comment




Tranh trí tiểu cảnh tuy không quá xa lạ đối với nhiều người, nhưng xu hướng này không bao giờ lỗi thời bởi cảnh quan của nó tạo cho chúng ta cảm giác được gần gũi với thiên nhiên, núi non, mây nước hữu tình.

Tiểu cảnh có nhiều dạng, từ tranh đá ốp tường, non bộ đến hồ cá đều sử dụng chất liệu đá để làm nên những công trình thiên nhiên nhân tạo. Những ngôi nhà có tiểu cảnh, hồ cá tất nhiên sẽ có điểm nhấn đặc trưng, truyền cảm hứng và cải thiện khí vượng cho gia chủ.

-------------ღღღ--------------

Phù Điêu TOÀN ĐẠT là đơn vị chuyên:

- Thiết kế, thi công đắp vẽ phù điêu, tranh tường.

- Tư vấn, xây dựng các công trình tâm linh, trùng tu cải tạo phong thủy nhà ở, đền miếu, chùa chiền.

- Xây dựng tiểu cảnh nhà hàng, spa, công viên, công trình Phật giáo,...

-------------ღღღ--------------

Mọi thông tin xin liên hệ:

PHÙ ĐIÊU TOÀN ĐẠT

Địa chỉ: Thôn Tây – Điện Thọ - Điện Bàn – Quảng Nam.

Số điện thoại: 0903.510.668 - 01282.116.219

Email: phudieutoandat@gmail.com

Website: https://thicongphudieu.com/

-------------ღღღ--------------

Subscribe: http://bit.ly/phudieutoandat

Facebook: https://www.facebook.com/thicongphudi...

G+: https://plus.google.com/1118582367763...

Pinterest: https://www.pinterest.com/phudieutoan...

Tumblr: https://phudieutoandat.tumblr.com/

Thiết kế thi công nhà thờ họ tộc Nguyễn - Quảng Nam - Phù điêu Toàn Đạt

tháng 7 01, 2018 Add Comment



- Nhà thờ họ hay từ đường là một ngôi nhà được thiết kế dành riêng cho việc thờ cúng tổ tiên của một dòng họ hay từng chi họ (theo gia phả). Nhà thờ họ được xây cất với quy mô, kiến trúc phụ thuộc vào khả năng tài chính của con cháu trong họ. 
- Nhà thờ họ ở Việt Nam thường được xây cất, trang trí theo lối văn hóa cổ xưa gồm có: các tượng phù điêu Long, Lân, Quy, Phụng, phù điêu mặt nguyệt, giao lá, hoa sen,...đây là nét đẹp, là nét văn hóa đặc trưng đã có từ lâu, đời sau nối tiếp đời trước tiếp tục duy trì đến ngày nay. 
- Ngày lễ giỗ tổ tiên tại nhà thờ họ cũng là dịp hội họp lớn nhất của tộc họ, nó đồng thời cũng là dịp để con cháu ở xa đi về hội họp, cúng kiếng và tưởng nhớ công đức tổ tiên.
-------------ღღღ--------------
#Phù_Điêu_TOÀN_ĐẠT là đơn vị chuyên: 
- Thiết kế, thi công đắp vẽ phù điêu, tranh tường. 
- Tư vấn, xây dựng các công trình tâm linh, trùng tu cải tạo phong thủy nhà ở, đền miếu, chùa chiền.
- Xây dựng tiểu cảnh nhà hàng, spa, công viên, công trình Phật giáo,...
-------------ღღღ--------------
Mọi thông tin xin liên hệ:
PHÙ ĐIÊU TOÀN ĐẠT
Địa chỉ: Thôn Tây – Điện Thọ - Điện Bàn – Quảng Nam.
Số điện thoại: 0903.510.668 - 01282.116.219
Email: phudieutoandat@gmail.com
Website: https://thicongphudieu.com/
-------------ღღღ--------------
Subscribe: http://bit.ly/phudieutoandat
Facebook: https://www.facebook.com/thicongphudi...
G+: https://plus.google.com/1118582367763...
Pinterest: https://www.pinterest.com/phudieutoan...
Tumblr: https://phudieutoandat.tumblr.com/

Công trình thi công tranh đá ốp tường đẹp tại Đà Nẵng | Phù Điêu Toàn Đạt

tháng 7 01, 2018 Add Comment


Con người đang ngày càng chú trọng đến việc trang trí làm đẹp cho không gian nhà ở bằng nhiều hình thức. Trong đó, việc trang trí bằng tranh đá ốp tường đang là sự lựa chọn hàng đầu của nhiều gia đình. Bởi chúng có độ bền vững với thời gian, nhiều mẫu mã đẹp, hợp phong thủy, tạo nên điểm nhấn mạnh cho ngôi nhà.
-------------ღღღ--------------
Phù Điêu TOÀN ĐẠT là đơn vị chuyên:
- Thiết kế, thi công đắp vẽ phù điêu, tranh tường.
- Tư vấn, xây dựng các công trình tâm linh, trùng tu cải tạo phong thủy nhà ở, đền miếu, chùa chiền.
- Xây dựng tiểu cảnh nhà hàng, spa, công viên, công trình Phật giáo,...
-------------ღღღ--------------
Mọi thông tin xin liên hệ:
PHÙ ĐIÊU TOÀN ĐẠT
Địa chỉ: Thôn Tây – Điện Thọ - Điện Bàn – Quảng Nam.
Số điện thoại: 0903.510.668 - 01282.116.219
Email: phudieutoandat@gmail.com
Website: https://thicongphudieu.com/
-------------ღღღ--------------
Subscribe: http://bit.ly/phudieutoandat
Facebook: https://www.facebook.com/thicongphudi...
G+: https://plus.google.com/1118582367763...
Pinterest: https://www.pinterest.com/phudieutoan...
Tumblr: https://phudieutoandat.tumblr.com/

Giới thiệu về Phù điêu Toàn Đạt

tháng 7 01, 2018 Add Comment

Lời đầu tiên, PHÙ ĐIÊU TOÀN ĐẠT xin gởi lời cảm ơn chân thành đến quý vị khách hàng đã và đang quan tâm đến lĩnh vực cùng công trình đã thực hiện được của chúng tôi.
TOÀN ĐẠT là một đơn vị đã có 10 năm trong lĩnh vực thi công trang trí các công trình kiến trúc chùa chiền, nhà thờ tộc, lăng mộ… chúng tôi tự tin mang lại những giá trị thực trong từng sản phẩm mà đảm bảo quý khách sẽ hài lòng. Dịch vụ của chúng tôi bao gồm:
– Thiết kế thi công đắp vẽ phù điêu, tranh tường.
– Tư vấn, xây dựng các công trình tâm linh.
– Tư vấn, trùng tu cải tạo phong thủy nhà ở, đền miếu, chùa chiền.
– Xây dựng tiểu cảnh nhà hàng, spa, công viên, công trình Phật giáo,…
Khi đến với PHÙ ĐIÊU TOÀN ĐẠT quý khách sẽ nhận được gì?
– Các loại hình phù điêu đa dạng, độc đáo và mãn nhãn nhất
– Thi công theo mọi ý đồ sáng tạo của khách hàng
– Hoàn thiện nhanh chóng trong mọi không gian
– Thời gian lâu bền 
– Dễ dàng để thi công và sửa chữa, bảo hành cho khách hàng
– Giá cả phù hợp với mọi đối tượng khách hàng.
Với phương châm “Có tâm – Chất lượng – Đẹp mắt” TOÀN ĐẠT sẽ là nơi lựa chọn đúng đắn cho quý khách hàng.

Thông tin liên hệ:

Phù Điêu TOÀN ĐẠT
  • ĐỊA CHỈ: Thôn Tây – Điện Bàn – Quảng Nam.
  • Tel: 0903.510.668 hoặc 01282116219
  • Email: phudieutoandat@gmail.com
  • Website: thicongphudieu.com