Tản mạn về thú chơi Hòn non bộ từ thời xưa đến nay

tháng 7 11, 2018
Từ lâu kiểu trang trí  Hòn non bộ đã có mặt trong các thiết kế kiến trúc cảnh quan và góp phần tô điểm thêm không viên sân vườn của các ngôi nhà, sân đình, sân chùa. Thế nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về lịch sử hòn non bộ có từ bao giờ? Các quốc gia trên thế giới có những phong cách thiết kế hòn non bộ ra sao, và có khác gì với thú chơi non bộ ở Việt Nam?  Phù Điêu TOÀN ĐẠT sẽ giới thiệu đến các bạn trong bài viết này.



Hòn non bộ là gì?
Hòn non bộ là nghệ thuật tạo cảnh quan thu nhỏ được các nghệ nhân mô phỏng theo phong cảnh ngoài thiên nhiên như  quần đảo, núi, thác nước… Bằng cách xây dựng, sắp xếp, thu nhỏ, đưa những ngọn núi to lớn ngoài tự nhiên vào trong các vườn cảnh (giả sơn) để phục vụ mục đích thưởng ngoạn trong cuộc sống.
Chăm chút, thiết kế cho mình một không gian có hòn non bộ đẹp là một thú chơi của không chỉ của người Việt mà còn là của nhiều nước trên thế giới. Trong nghệ thuật vườn cảnh Á Đông, người Nhật Bản có bonkei, người Trung Hoa có penjing.
Cả hai là “bồn cảnh” (chữ Nho: 盆景) cũng tương tự như cách chơi Non bộ ở Việt Nam nhưng riêng người Việt phát triển lối kết hợp chặt chẽ thành phần núi (Thổ) và nước (Thủy) xen kẽ, còn người Nhật và Trung Hoa lại chú trọng đến yếu tố cây xanh hơn.
Giải nghĩa cụm từ Hòn Non BộHòn có nghĩa là ĐảoNon có nghĩa là Núi, và Bộ là sự kết hợp giữa nước, dãy núi và rừng, hoặc nó cũng có nghĩa là “mô phỏng lại phong cảnh thu nhỏ “.
Hòn non bộ có thể được thiết kế với nhiều kiểu quy mô, từ khá lớn và phức tạp đến quy mô nhỏ và đơn giản.
  • Ở những ngôi nhà, khách sạn, quán cà phê hoặc Spa có không gian rộng rãi,… thì Hòn non bộ quy mô lớn thường được sử dụng để làm đẹp thêm lối vào hoặc tạo cảnh quang để trang trí hòn non bộ trước nhà.
  • Đối với những nhà có không gian nhỏ hẹp hơn, gia chủ muốn trang trí cũng không khó bởi nghệ nhân có thể sử dụng những tảng đá, loài cây nhỏ hơn,… để chế tác. Và người ta thường gọi đây là hòn non bộ mini trong nhà. Loại này cũng có thể được trang trí thêm thác nước bằng cách gắn moto bơm nước tuần hoàn. Nhà nào có non bộ kiểu này sẽ rất đẹp và ấn tượng.
  • Còn đối với những người yêu thích sự nhỏ nhắn thì cũng có dạng hòn non bộ mini để bàn. Loại này thường để trên bàn làm việc của những người làm công việc văn phòng, hoặc để trên bàn tiếp khách trong nhà,…

Lịch sử về sự ra đời và phát triển của hòn non bộ

Nghệ thuật cảnh quan thu nhỏ lần đầu tiên được ghi lại sau sự độc lập của Việt Nam vào năm 939. Với phiên bản Hòn non bộ (Toàn cảnh Quần Đảo – Núi Non) được thiết kế để có thể nhìn từ mọi phía. Hòn non bộ còn được gọi là tiểu cảnh – tức cảnh quan nghệ thuật thu nhỏ (tiểu cảnh mini)
Người có điều kiện hoặc người không có nhiều kinh phí cũng có thể tự sáng tạo hòn non bộ cho mình, tùy theo quy mô, nguyên vật liệu,… với cách sắp xếp đá và cây đặt vào giữa bồn hoặc bể nước. Ban đầu hòn non bộ được chạm khắc từ đá, sau đó chúng được tạo thành từ vữa đến bây giờ là từ bê tông xi măng.
Các công trình trang trí của hoàng gia trên thế giới như cung điện, vườn địa đàng, vườn thượng uyển,…có các hòn non bộ đẹp nhất có chiều cao lên đến 6 m hoặc 7.5 m (trọng tâm là những ngọn núi, luôn lớn hơn so với cây cối làm bối cảnh).
Theo lịch sử Việt Nam còn ghi nhận lại thì non bộ thường được xây dựng trong các công trình của vua, quan như các công trình lăng tẩm, vườn thượng uyển,… và hầu hết vẫn còn bền vững qua thời gian.
Sách chữ Nho Phương danh bị khảo có nhắc đến trong dân gian cũng chơi “bồn trì” và “giả sơn” tức là “bể cạn” và “non bộ”. Rất có thể cái thú vương giả này đã từ trong cung đình truyền ra nhân dân rồi ngày càng phổ biến. (Theo Wiki – Hòn non bộ) 
Nói về lịch sử lâu đời thì vào giữa các năm 968, năm 1005 các công trình đền thờ  được dựng lên để ghi nhớ những công lao của các vị vua cai trị cũng có các không gian tiểu cảnh – non bộ, những dấu tích ấy may mắn vẫn còn được lưu giữ đến ngày nay.
  • Từ năm 1225 đến năm 1400, triều đại nhà Trần cai  quản đất nước Việt Nam và đẩy lui các lực lượng Mông Cổ xâm lược của triều đại nhà Nguyên vào năm 1258, 1285 và 1288. Hầu hết các cung điện tráng lệ đã bị phá hủy trong quá trình này. Sau đó chúng được xây dựng lại, sử dụng lao động từ tù binh của quân địch để hoàn thành các công trình này.
  • Năm 1406, nhà vua triều đại nhà Minh – Trung Quốc ra lệnh cho quân đội xâm lược Việt Nam. Tịch thu mọi thứ liên quan đến văn hóa chẳng hạn như sách, đồ nghệ thuật, tranh, gốm,… và đưa họ trở về Trung Quốc.
  • Năm 1407, vua cai trị Việt Nam tạm thời bị bắt bởi những kẻ xâm lược. Chúng tàn sát, rồi phá hủy tất cả các tác phẩm nghệ thuật và kiến ​​trúc  – bao gồm các tác phẩm hòn non bộ nổi tiếng ở các công trình lăng, tẩm,…
  • Sau đó, nhà Lê (1428-1788) xây dựng lại nhiều cung điện bị tàn phá, trong đó trang trí cảnh quan bằng non bộ, tiểu cảnh được ưu tiên trùng tu và xây mới lại.
Tiểu cảnh mini và cảnh quan thu nhỏ được thực hiện trong suốt giai đoạn này sử dụng cây Cycas revoluta (sago palms) – tức cây Vạn Tuế để tỏ lòng ghi nhớ và kính trọng ngày sinh nhật của các vị vua, chúa tể và những người cao tuổi.

Hòn Non Bộ , cũng như các loại cây và đá nhỏ, được đề cập trong Bộ Ngọ Tân Thành, một cuốn sách ngàn trang của Nguyễn Du (1766–1820). Trong thời nhà Nguyễn (1802–1945), nghệ thuật của những cây thu nhỏ không có nhiều cảnh quan, cây kiểng phát triển mạnh.

Thiết kế tiểu cảnh hòn non bộ

  • Trong các thiết kế trang trí nội ngoại thất thì non bộ là loại hình được sử dụng nhiều nhất.  Các công trình sử dụng non bộ để trang trí thì chính giữa hoặc ngoài mặt tiền sẽ có khoảng không gian đặt những cụm núi giả đặt giữa một bồn nước nhỏ.
  • Kích thước bồn nước nhỏ thì chỉ từ 15–20 cm, còn lớn thì đến 2–3 m đặt trong các vườn nhà, nhưng cũng có khi xây lớn 8–9 m tại những công trình tâm linh như đền, chùa,… hoặc công trình nhà ở, kinh doanh như spa, khách sạn, quán cà phê.
  • Đối với những bể nhỏ thường thì sẽ không thả cá mà có thể để trưng trong nhà. Nhưng những loại bể lớn xây ngoài vườn thì có thể nuôi cá kiểng, thả bèo. Tầm sâu của hồ nước không mấy quan trọng nhưng khoảng cách mặt nước phẳng lặng là điểm thiết yếu (hòn non bộ thả cá).
  • Đá dùng đắp non bộ phù hợp nhất là những loại đá xốp dễ hút nước từ trong bồn lên để nuôi cây như đá san hô. Đá cứng như đá vôi thì cần có khe nứt, kẽ gân để làm mạch nước.
  • Người Nhật và Hoa thích những loại đá hình thù kỳ dị trong khi đó tiêu chuẩn của người Việt khi đắp hòn non bộ là đá phải có dạng giống ngọn núi hay hải đảo, có thực tính hơn.
  • Núi đắp thì thường có số lẻ như 1, 3, 5… ngọn chứ không đắp số chẵn 2,4,6… ngọn bao giờ, đó là vì theo quan niệm thì những gì lẻ vẫn tự nhiên hơn. Trong nghệ thuật hòn non bộ, cái trọng tâm là hồn của đá, cây xanh chỉ được sắp xếp tô điểm thêm nét tự nhiên cho núi giả chứ không phải trọng tâm của tiểu cảnh nên thế cây không phải quá nghiêm ngặt như phép chơi bonsai của Nhật.
  • Tuy nhiên vẫn phải theo tỉ lệ, cây không thể cao to hơn núi… bởi mục đích của nghệ thuật non bộ đẹp là thu hút người xem tổng thể hài hoà: ngọn núi cao, mặt nước lặng; cây xanh và những vật trang trí trên ngọn núi, nét gần xa…
  • Nghệ thuật xây dựng non bộ tuy có những nguyên tắc, quy luật rất chặt chẽ, khắt khe như chủ, khách, xa gần, chẵn lẻ, cao thấp… nhưng hiện tại cách chơi đã phóng khoáng hơn.

Hòn non bộ trong kiến trúc

  • Hòn non bộ có một địa vị quan trọng trong cách bài kế sân vườn và kiến trúc cổ Việt Nam. Ta có thể thấy các nhà cổ dân gian thường có thú chơi hòn non bộ ở sân trước làm cảnh đón khách.

  • Hòn non bộ được dùng như tấm bình phong chấn yểm tà và tô điểm thêm cho cảnh quan một cảm giác thoát tục trong sân chùa, sân đền. Chùa Trấn Quốc, Đền Quan Thánh, Đền Ngọc Sơn và Văn miếu ở Hà Nội đều có hòn non bộ ngoài sân. Thái Bình Lâu trong Tử Cấm Thành Huế nơi vua nhà Nguyễn ra đọc sách cũng có hòn non bộ lớn.
Trên đây là tản mạn về lịch sử hình thành của thú chơi tiểu cảnh – hòn non bộ. Hy vọng rằng qua những kiến thức mà Phù điêu Toàn Đạt gửi trên đây đã góp phần mở rộng thêm cho các bạn yêu thích hình thức này những góc nhìn rộng mở và biết thêm nhiều điều bổ ích. Quý khách có nhu cầu tìm hiểu dịch vụ làm hòn non bộ tại Đà Nẵng/ Quảng Nam, xin vui lòng liên hệ hotline: Tel: 0903.510.668 – 01282.116.219

Share this :

Previous
Next Post »
0 Nhận Xét